Tiết diện là cụm từ khóa được sử dụng phổ biến trong ngành điện lực. Thế nhưng, nhiều người vẫn thắc mắc “Tiết diện là gì?”. Trong cuộc sống, ứng dụng của tiết diện thế nào? Chọn tiết diện dây dẫn cần kinh nghiệm gì? Sau đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tiết diện dây dẫn.
Nhiều người tò mò tiết diện là gì?
Tiết diện là gì?
Tiết diện có nghĩa là một mặt phẳng mà khi ta dùng một mặt phẳng để cắt một hình khối. Mặt cắt của hình khối đó sẽ mô tả lại kích thước của hình.
Ví dụ: Nếu cặt khối vuông bằng một mặt phẳng thì sẽ có tiết diện là hình vuông. Hoặc cắt khối cầu thì sẽ có tiết diện là hình cầu.
Tiết diện dây dẫn điện là gì?
Bên cạnh tìm hiểu tiết diện là gì thì định nghĩa tiết diện dây dẫn cũng được nhiều người quan tâm. Tiết diện dây điện được biết đến là hình phẳng mà khi ta cắt vuông góc với phần lõi của dây điện (có thể là đồng, đồng pha nhôm, nhôm,....).
Tiết diện dây dẫn điện - Hình ảnh tiết diện ngang
Khi tiến hành cắt vuông góc với chiều rộng của dây điện thì ta có tiết diện hình tròn. Lúc này, phần điểm cuối của mặt cắt dây điện được gọi là tiết diện ngang. Trong cùng loại dây, diện tích mặt cắt càng lớn thì điện trở trên mm² càng thấp. Đây là công thức thường được áp dụng cho dây điện lõi đơn.
Đối với các dây điện có nhiều lõi thì chúng ta cần tính công thức tiết diện của 1 sợi. Để từ đó nhân với số lượng các sợi dây thì có được kết quả cần tính.
Khi diện tích bề mặt lớn, dây cáp sẽ truyền tải điện năng tốt hơn. Và điện năng sẽ truyền tốt hơn khi có lõi dây dày.
Tiết diện là gì - Ứng dụng thế nào?
Thực tế, tiết diện được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay. Người ta dùng tiết diện để tính đường kính các loại vật liệu như sắt, thép. Ngoài ra, còn ứng dụng để chọn sơ bộ tiết diện các loại cột hoặc đổ móng cho công trình xây dựng. Đối với các công trình khác nhau thì tiết diện sử dụng sẽ khác nhau.
Ví dụ, khi thiết kế cửa thì bạn sử dụng loại thép có tiết diện nhỏ hơn là xây cột. Và người ta thưởng sử dụng loại thép hộp có tiết diện 6×6 hoặc 12×12 để xây cột.
Bên cạnh đó, thép chữ I được ứng dụng nhiều khi làm cọc nền móng nhà. Và thép loại này có nhiều tiết diện khác nhau như: 100 x 55 x 4.5 x 6000, 150 x 75 x 5 x 7 x 12000 hoặc 148 x 100 x 6 x 9 x 12000,…
Đặc biệt, tiết diện các cột móng của nhà cấp 4 cũng khác với tiết diện của cột nhà cao tầng. Đối với các tòa cao ốc, tiết diện cột móng cần có kích thước to hơn.
Dây dẫn điện có cấu tạo thế nào?
Khi đã biết “Tiết diện là gì” thì hãy cùng tìm hiểu cấu tạo cơ bản của dây dẫn điện. Điều này sẽ giúp bạn có được cho mình những thông tin cơ bản về dây dẫn điện.
Cấu tạo dây dẫn điện
- Lõi dây: Phần này ở lớp trong cùng của dây điện, chất liệu làm bằng đồng hoặc nhôm. Khi tính tiết diện dây dẫn điện, cần cắt đứt lõi dây.
- Phần cách điện: Đây là phần ở giữa có nhiệm vụ tách biệt dẫn điện với lớp vỏ bảo vệ. Phần cách điện làm từ nhựa tổng hợp PVC hoặc cao su tự nhiên.
- Lớp bảo vệ cơ học: Đây là lớp ngoài cùng của dây dẫn có chức năng bảo vệ dây điện tránh khỏi những tác động từ bên ngoài. Phần này được sản xuất với nhiều chất liệu khác nhau để đáp ứng môi trường làm việc như: môi trường kiềm, môi trường axit hoặc môi trường có ảnh hưởng bởi cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày nay mà có rất nhiều loại dây dẫn khác nhau. Do đó, trong các điều kiện làm việc khác nhau thì ta sẽ sử dụng loại dây dẫn có tiết diện khác biệt.
Chọn tiết diện dây dẫn cần kinh nghiệm gì?
Khi lựa chọn tiết diện dây dẫn, để chọn được loại phù hợp mà không cần tính toán quá phức tạp thì hãy lưu ý:
Lưu ý khi chọn tiết diện dây điện
- Tìm hiểu xem dùng tiết diện dây dẫn cho nguồn điện gì? Đó là nguồn điện 1 pha hay 3 pha?
- Cần tính toán tổng công suất tiêu thụ điện của các thiết bị điện đang sử dụng.
- Chọn loại dây dẫn điện phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, dây dẫn trong nhà sẽ khác với dây ngoài trời.
Ngoài ra, tránh chọn tiết diện dây điện dựa vào mật độ dòng điện, nếu:
- Nguồn điện sử dụng cho công nghiệp, lượng điện tiêu thụ lơn đến 1000V, số giờ phụ tải lên tới 5000h.
- Dây dẫn điện đi đến đến biến trở và lúc này điện trở khởi động.
- Chú ý đối với các lưới điện tạm thời.
- Lưới điện có hạn sử dụng dưới 5 năm cũng là nguồn điện không nên chọn.
Bài viết là giải đáp về “Tiết diện là gì? Những thông tin cần biết về tiết diện dây dẫn”. Hy vọng, những chia sẻ trên đây từ Ngôi Sao Việt sẽ thực sự hữu ích giúp bạn hiểu hơn về tiết diện dây dẫn và lựa chọn dây dẫn điện có tiết diện phù hợp.
Máy biến áp |
Máy biến áp 1 pha |
Máy biến áp 3 pha |
Máy biến áp 1 pha ra 3 pha |
ổn áp |
ổn áp 1 pha |
ổn áp 3 pha |