Tải ba pha được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Vậy nếu tải ba pha đối xứng khi nối tam giác thì sẽ như nào? Hãy xem bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Tải 3 pha ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xã hội hiện đại. Việc tìm hiểu về tải ba pha đối xứng khi nối tam giác thì, sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về mạch điện ba pha. Đồng thời, các bạn cũng sẽ học được các cách nối mạch điện 3 pha sao cho an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề nếu tải 3 pha đối xứng khi nối tam giác thì sẽ như nào!
Trước khi tìm hiểu tải 3 pha đối xứng khi nối tam giác thì, trước tiên hãy đến với phần giới thiệu chung về mạch điện 3 pha. Thông tin giới thiệu được kể đến như sau:
Mạch điện 3 pha bao gồm có 4 dây: trong đó dây nóng gồm có 3 dây và dây lạnh chỉ có 1 dây.
Mạch điện 3 pha
Điện 3 pha được sử dụng phổ biến trong kinh doanh sản xuất công nghiệp. Chuyên dùng để truyền tải các thiết bị có công suất làm việc lớn, dùng để giải quyết các vấn đề về tiêu hao điện năng.
Điện 3 pha là loại điện chuyên dùng cho sản xuất, kinh doanh không phải loại điện sinh hoạt nên chính vì vậy sẽ có giá thành cao hơn so với điện dùng trong sinh hoạt thông thường.
Lưu ý: Khi sử dụng thiết bị điện 3 pha chỉ dùng điện 3 pha và các thiết bị điện 1 pha sẽ chỉ sử dụng được điện 1 pha.
Điện năng sử dụng trong công nghiệp dưới dạng dòng điện ba pha vì những lý do sau:
Mạch điện ba pha bao gồm: Nguồn điện ba pha, đường dây truyền tải và các phụ tải ba pha.
Roto và Stato
Phần tĩnh (Stato) gồm có: Lõi thép xẻ rãnh, trong các rãnh đặt ba dây quấn AX, BY, CZ có cùng số vòng dây và lệch nhau một góc 120 độ trong không gian. Mỗi dây quấn được gọi là một pha. Dây quấn AX gọi là pha A, dây quấn BY gọi là pha B, dây quấn CZ gọi là pha C.
Phần quay (Rôto) là: nam châm điện N-S có thể xoay quanh trục cố định để tạo ra từ trường biến thiên.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện 3 pha dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nguyên lý làm việc cụ thể được kể đến cơ bản như sau:
Khi nam châm được quay với vận tốc không đổi từ trường sẽ lần lượt quét qua các dây quấn và cảm ứng vào trong dây quấn, lúc này sức điện động xoay chiều cùng biên độ, tần số và các pha lệch nhau 1 góc 120 độ và tương đương 1/3 chu kỳ nếu xét về mặt thời gian.
Mạch điện ba pha gồm: Nguồn, tải và đường dây đối xứng gọi là mạch điện ba pha đối xứng. Nếu không thoả mãn điều kiện đã nêu gọi là mạch ba pha không đối xứng.
Loại mạch được rất ít người sử dụng đến là mạch điện 3 pha không liên hệ vì mạch điện này có tới tận 6 dây dẫn và không kinh tế.
Dòng điện chạy trên đường dây pha từ nguồn đến tải gọi là dòng điện dây Id , điện áp giữa các đường dây pha ấy gọi là điện áp dây Ud .
Thông thường dùng 2 cách nối đó là:
Muốn nối hình tam giác ta lấy đầu pha này nối với cuối pha kia và không có điểm trung tính như khi ta nối hình sao.
Cách nối tải 3 pha đối xứng hình tam giác
Khi thực hiện đấu nối hệ thống điện 3 pha ta cần đặc biệt chú ý phân biệt dây trung tính là dây nào và dây pha là dây nào. Khi đấu nối chúng ta phải đấu dây pha vào dây pha và dây trung tính nối vào dây trung tính để đảm bảo an toàn.
Ví dụ: A nối với Z; B nối với X; C nối với Y .
Quan hệ giữa đại lượng dây và pha:
Nếu tải 3 pha đối xứng thì khi nối hình tam giác thì:
Id=√3 Ip
Ud = Up
Trên đây là bài viết về mạch điện 3 pha và tải ba pha đối xứng khi nối tam giác thì. Hi vọng bài viết cung cấp nhiều kiến thức giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập cũng như ứng dụng vào thực tế đời sống. Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu thêm về máy biến áp tại địa chỉ: Website: Maybienap.net.vn. Đây là đơn vị có các thiết bị điện chính hãng, đa dạng cùng mức giá ưu đãi nhất. Đến với nơi đây đảm bảo sẽ cho bạn những sản phẩm chất lượng, sư an tâm và hài lòng về mọi chính sách bán hàng tốt.