Có không ít người nhầm lẫn giữa ổn áp và biến áp. Họ chưa phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Đôi khi người dùng chỉ cần mua 1 máy biến áp nhưng lại tìm hiểu về máy ổn áp và ngược lại. Vậy máy ổn áp và biến áp có gì giống và khác nhau? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt 2 loại máy này.
Máy ổn áp và biến áp có những đặc điểm gì giống nhau?
Máy ổn áp và biến áp có sự tương đồng về nguyên lý hoạt động. Bên cạnh đó, hình thức bên ngoài khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
Giống nhau về hình thức bên ngoài
- Màu sắc của máy thường là xanh thẫm, đỏ mận hoặc ghi sáng.
- Mặt trước của vỏ máy có các đồng hồ (A) và đồng hồ (V), aptomat, aptomat, quai nhựa.
- Các thông tin kỹ thuật máy được in ở mặt sau.
- Có từ 6 cọc đấu điện áp vào và điện áp ra. Bên trên các cọc đều được ghi rõ INPUT hoặc OUTPUT để người dùng dễ phân biệt.
Tương đồng về nguyên lý hoạt động
Về cơ bản nguyên lý hoạt động của 2 dòng máy này tương đồng. Chúng hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi dòng điện nguồn chạy trong dây dẫn, gặp từ thông sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng có hiệu điện thế khác với điện nguồn.
Xem thêm: máy ổn áp 3 pha giá rẻ nhất 2024
Đặc điểm khác nhau của máy ổn áp và biến áp
Dưới đây là một số các tiêu chí có thể giúp bạn phân biệt được ổn áp và biến áp 1 cách dễ dàng.
Khác nhau về cấu tạo của sản phẩm
Một biến áp thông thường sẽ bao gồm những bộ phận chính sau:
- Vỏ máy: bảo vệ các linh kiện bên trong khỏi những tác động bên ngoài.
- Lõi thép: Thiết kế gồm 2 gông và 2 trụ nối liên với nhau thành một lõi thép có từ thông mạnh. Trụ là nơi để đặt dây quấn. Còn gông là phần khép kín mạch từ giữa các trụ.
- Cuộn dây của máy biến áp: Thường được làm bằng dây đồng hoặc nhôm, có lớp bọc cách điện bên ngoài. Gồm có 2 cuộn dây là cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.
- Các phụ kiện đi kèm như đồng hồ, cọc đấu nối, aptomat,…
Còn đối với 1 máy ổn áp, các bộ phận chính sẽ gồm có:
- vỏ máy.
- Mạch điều khiển. Có chứa ic điều khiển cầu h đảo chiều động cơ.
- Biến áp hình xuyến với nhiều kích cỡ. Máy công suất càng cao thì biến áp càng lớn.
- Động cơ điều khiển quay lên/xuống.
- Chổi than kích thước tiêu chuẩn với biến áp hình xuyến.
- Những thành phần khác như vỏ máy, đồng hồ, cọc đấu, đèn báo, đầu cốt,…
Khác nhau về công dụng
Công dụng, tính năng của biến áp
Ngoài khả năng giúp tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện đi xa và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp cho tải. Thì máy biến áp còn được sử dụng với các mục đích khác như:
- Các máy biến áp công suất nhỏ, ổn áp, thiết bị sạc (230V sang DC 24, 12, 3V,…)
- Dùng trong các lò nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điện cho các thiết bị điện, điện tử.
Công dụng của ổn áp đối với dòng điện
Không chỉ giúp ổn định nguồn điện theo yêu cầu, ổn áp còn có tác dụng:
- Bảo vệ các thiết bị điện.
- Tự động bảo vệ quá dòng bằng aptomat.
- Tự động bảo vệ quá áp bằng mạch điện tử thông minh.
- Hệ thống auto-reset chống sốc điện.
- Tự động đóng điện trở lại khi hết sự cố.