Máy biến áp thiết bị biến đổi điện áp xoay chiều. Tuy theo cấu tạo và công dụng của nó mà người ta chia thành các loại máy tăng giảm áp khác nhau. Một trong những loại máy thông dụng hơn cả phải kể đến máy biến áp đánh lửa. Vậy máy biến áp đánh lửa có nhiệm vụ gì, cấu tạo máy biến áp đánh lửa ra sao? nguyên lý hoạt động của máy biến áp đánh lửa như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây?
Xem thêm: Máy biến áp một pha - Lưu ý lắp đặt biến áp
Máy biến áp đánh lửa
Máy biến áp đánh lửa có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ máy biến áp đánh lửa
Máy biến áp đánh lửa là loại biến áp cao thế đặc biệt có nhiệm vụ tăng điện áp từ những xung thế điện thấp ( 6, 12 hay 24V) thành các xung điện cao thế (12000, 24000V) từ đó tạo ra tia lửa điện cao áp ở 2 cực của bugi để đốt cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm phục vụ cho việc đánh lửa cho động cơ.
Cấu tạo máy biến áp đánh lửa
Cấu tạo máy biến áp đánh lửa
Hệ thống đánh lửa do nhà khoa học người Mỹ Charles Kettering phát minh ra. Đến nay thiết bị này đã được cải tiến chắc chắn hơn tuy nhiên về cơ bản vẫn giống như phát minh ban đầu Hệ thống biến áp đánh lửa (cuộn đánh lửa). Chúng sử dụng một cuộn dây đánh lửa duy nhất để tạo ra điện áp cao, được chuyển đến cánh tay đòn của roto để hướng điện áp vào một loạt các tiếp điểm điện nằm trong cụm phân phối delco (một tiếp điểm cho mỗi xy-lanh). Các tiếp điểm này sau đó được nối bằng dây cao áp tới bugi theo một trình tự để có thể phân phối điện áp cao đến bugi theo đúng thứ tự thì nổ của mỗi xy-lanh.
Xem thêm:
Máy biến áp tự ngẫu, nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm?
Nguyên lý hoạt động máy biến áp đánh lửa
Như đã nói trên đây nhiệm vụ của máy biến áp đánh lửa là phải tạo ra điện áp cao và để tạo ra điện áp cao cần thiết, các cuộn dây đánh lửa sử dụng nguyên lý hoạt động của điện và từ để hoạt động. Cụ thể như sau:
Tạo ra từ trường từ nguồn điện
Nguyên lí hoạt động máy biến áp đánh lửa
Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện như cuộn dây, nó tạo ra từ trường xung quanh cuộn dây. Đây là một kho lưu trữ năng lượng, sau đó có thể chuyển đổi trở lại thành điện năng.
Khi kết nối với nguồn điện thì cường độ dòng điện tăng nhanh đến giá trị cực đại. Cùng lúc đó từ trường sẽ tăng dần đến cường độ cực đại của nó và sẽ trở nên ổn định khi dòng điện ổn định. Khi ngắt dòng điện, từ trường sẽ thu hẹp trở lại cuộn dây.
Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến cường độ của từ trường:
- Thứ nhất như nguyên tắc hoạt động trên đây thì cường độ từ trường tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn. Do đó chỉ cần tăng cường độ dòng điện nguồn vào thì cường độ từ trường tăng theo.
- Thứ hai, số vòng trong cuộn dây đánh lửa cũng tỉ lệ thuận với cường độ từ trường nên chỉ cần tăng số vòng dây tự khắc cường độ từ trường sẽ tăng.
Sử dụng từ trường thay đổi để tạo ra dòng điện
Nếu một cuộn dây tiếp xúc với từ trường và sau đó từ trường thay đổi (hoặc chuyển động) thì nó sẽ tạo ra dòng điện trong cuộn dây. Để tạo ra dòng điện này có 2 cách như sau:
- Thay đổi tốc độ chuyển động của từ trường càng nhanh và tăng cường độ từ trường của dòng điện sẽ tạo ra điện áp cảm ứng càng lớn.
- Tăng số vòng dây của cuộn đánh lửa à cường độ từ trường lớn à hiệu điện thế cảm ứng
Lợi dụng việc cắt từ trường đột ngột để tạo ra dòng điện
Hiểu đơn giản là việc tăng hoặc giảm dòng điện nguồn vào cuộn dây cảm ứng. Như chúng ta cường độ từ trường và cường độ nguồn vào có tỉ lệ thuận với nhau nên bất cứ sự thay đổi nào của nguồn điện đều ảnh hưởng trực tiếp đến từ trường. Cụ thể là nếu ngắt dòng điện thì từ trường sẽ suy yếu. Khi đó, từ trường suy giảm hẳn sẽ tạo ra dòng điện chạy vào cuộn dây.
Tương tự như vậy, khi tăng tốc độ chuyển động của từ trường qua cuộn dây sẽ làm tăng điện áp cảm ứng trong cuộn dây, nếu từ trường suy giảm có thể làm cho từ trường suy giảm nhanh hơn, điều này sẽ tạo ra hiệu điện thế cao hơn.
Điện cảm lẫn nhau và tác động của biến áp đánh lửa
Nếu hai cuộn dây được đặt cạnh hoặc xung quanh nhau và dòng điện được sử dụng để tạo ra từ trường xung quanh một cuộn dây (mà chúng ta gọi là cuộn sơ cấp) thì từ trường cũng sẽ bao quanh cuộn thứ hai (hoặc cuộn thứ cấp). Khi ngắt dòng điện sẽ tạo ra hiệu điện thế giữa hai cuộn dây này (tạo ra dòng điện). Áp dụng nguyên lý này người ta tạo ra cuộn đánh lửa với điện áp vào cuộn thứ câp cao hơn cuộn sơ cấp bằng cách tăng số vòng dây ở 2 cuộn này.
Bằng cách sử dụng hiệu ứng của cảm kháng lẫn nhau kết hợp với tăng cuộn thứ cấp với số vòng dây gấp 100 lần cuộn sơ cấp, do đó có thể biến đổi nguồn điện 12 volt ban đầu thành điện áp rất cao. Khi cần phát tia lửa điện ở bugi, hệ thống đánh lửa sẽ ngắt dòng điện chạy vào cuộn sơ cấp làm từ trường bị xẹp xuống và tạo ra cơ chế đánh lửa.
Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp thắc máy đánh lửa có nhiệm vụ gì. Hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi công ty ngôi sao Việt để sở hữu máy biến áp đánh lửa uy tín, chất lượng. Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại đây maybienap.net.vn