Cuộn cảm là linh kiện được sử dụng nhiều trong mạch điện tử. Cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như xem cuộn cảm có cấu tạo như thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao?
Cuộn cảm là một phần quan trọng trong mạch điện tử. Tuy nhiên nếu không phải một người làm việc chuyên ngành thì bạn sẽ không hiểu cuộn cảm cụ thể là gì, cuộn cảm có cấu tạo như thế nào và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Vậy cùng tìm hiểu rõ hơn về linh kiện này cũng như xem xem ứng dụng thực tế của nó hiện nay như thế nào.
Đinh nghĩa cuộn cảm là gì?
Cuộn cảm hay còn có tên gọi khác là cuộn từ cảm, là một loại linh kiện thụ động được hình thành bởi nhiều vòng quấn xung quanh một cuộn dây và sinh ra từ trường khi có dòng điện chạy qua. Đơn vị được dùng cho cuộn cảm là độ tự cảm Henry, được viết tắt là H.
Lõi bên trong được cuốn bởi các cuộn dây có thể chẳng có gì, là không khí hoặc là thanh nam châm bên trong. Độ mạnh yếu của từ trường sẽ được gọi là độ tự cảm (từ dung) và ký hiệu của nó là L.
Cấu tạo và phân loại cuộn cảm
Cuộn cảm có nhiều kiểu khác nhau phụ thuộc vào lĩnh vực, phạm vi mà nó được ứng dụng vào. Một số loại cuộn cảm phổ biến bao gồm: cuộn cảm âm, trung và cao tần. Cuộn cảm âm tần và cao tần có cấu tạo là những sợi dây quấn xung quanh thành nhiều vòng khác nhau, sau đó được phủ một lớp emay cách điện bên ngoài. Người ta có thể dùng vật liệu dẫn từ, lõi thép hoặc đôi khi là không khí để làm lõi bên trong, cố định cho cuộn dây.
Bên cạnh các loại trên phụ thuộc vào ứng dụng, người ta còn chia cuộn cảm thành nhiều kiểu khác nhau như dựa vào hình dáng thì có loại cắm và dán, cấu tạo thì có lõi và không lõi… Nhìn chung, tính năng của nó vẫn mang các nét đặc trưng.
Hệ số tự cảm trong cuộn cảm
Cuộn cảm sẽ có những đại lượng riêng để nắm bắt cách thức làm việc hay nguyên lý hoạt động của nó:
Tần số cộng hưởng ở cuộn cảm
Cuộn cảm sẽ có nguyên lý hoạt động như sau: Ở dòng điện 1 chiều thì chiều giữ nguyên và cường độ dòng điện có tần số bằng 0. Cuộn dây hoạt động như điện trở có điện kháng gần bằng ) và dòng điện ở phía trên cuộn đây đã tạo ra từ trường với chiều và cường độ giữ nguyên.
Khi ta nối cuộn dây vào dòng điện xoay chiều thì sẽ sinh ra từ trường và điện trường biến thiên (luôn vuông góc với từ trường). Lúc này, cảm kháng và tần số của dòng điện xoay chiều sẽ phụ thuộc vào nhau.
Ứng dụng thực tế của cuộn cảm
Sau khi biết được cuộn cảm có cấu tạo như thế nào, cùng xem xem ứng dụng thực tế của nó hiện nay ra sao. Từ đó bạn có thể tìm kiếm và áp dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất:
Bên trên là những thông tin về cuộn cảm mà bạn cần biết. Mong rằng thông qua một số chia sẻ ở bài viết này, người đọc sẽ nắm được cuộn cảm có cấu tạo như thế nào cũng như nguyên lý, ứng dụng của nó hiện nay ra sao. Việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về cuộn cảm sẽ giúp bản thân ổn định được tính chất của linh kiện và ứng dụng tốt sản phẩm trong quá trình sử dụng về lâu về dài.